Hotline: 0973 105 923 - 0967 276 225

Ai được quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm?

Ai được quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm?

Tiến sỹ Phạm Gia Yên, Chánh thanh tra Bộ Xây dựng vừa trả lời bạn đọc Báo Xây dựng một số vấn đề áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng nh­ư sau:

Về thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm: Tại Điểm d, Khoản 1, Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền buộc tháo dỡ công trình, phần xây dựng công trình không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.

 

114207

Một công trình xây dựng có vấn đề tại quận Cầu Giấy Hà Nội

Tại Khoản 1, Điều 17, Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị (viết tắt là Nghị định số 180/2007/NĐ-CP) quy định: Chủ tịch UBND cấp xã quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với công trình xây dựng vi phạm thuộc địa bàn do mình quản lý trừ những công trình quy định tại Khoản 1, Điều 18 của Nghị định này.

Nghị định số 180/2007/NĐ-CP quy định cụ thể loại công trình Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ. Do vậy, trong quá trình xử lý vi phạm về tổ chức thi công xây dựng, thẩm quyền cưỡng chế phá dỡ của Chủ tịch UBND cấp xã áp dụng theo quy định tại Khoản 1, Điều 17, Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.

Về thẩm quyền ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm: Trưởng phòng chuyên môn giúp Chủ tịch UBND cấp huyện quản lý xây dựng đô thị có thẩm quyền ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng theo quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 180/2007/NĐ-CP như sau: "Ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị mà UBND cấp xã không kịp thời xử lý".

Về quy trình xử lý một số hành vi vi phạm quy định về tổ chức thi công xây dựng: Kể từ ngày Thông tư số 02/2014/TT-BXD ngày 12/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành, trình tự xử phạt vi phạm hành chính và buộc phá dỡ công trình vi phạm đối với một số hành vi vi phạm quy định về tổ chức thi công xây dựng áp dụng theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này.

Việc phá dỡ công trình vi phạm mà không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính áp dụng theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 của Thông tư.

Về việc xử lý hành vi xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng: Tại Điểm a, Khoản 7 và Khoản 9, Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở quy định: hành vi xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng, đồng thời bị xử lý phá dỡ theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.

Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 17, Nghị định số 180/2007/NĐ-CP, Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm như sau: "Quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với công trình xây dựng vi phạm thuộc địa bàn do mình quản lý trừ những công trình quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này".

Theo quy định này, những công trình không thuộc thẩm quyền cưỡng chế phá dỡ của Chủ tịch UBND cấp xã là: những công trình xây dựng vi phạm do UBND cấp huyện hoặc Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng.

Hải Đăng

Trang chủTư vấn phá dỡAi được quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm?