Hotline: 0973 105 923 - 0967 276 225

Thủ tục phá dỡ công trình xây dựng trái phép

Thủ tục phá dỡ công trình xây dựng trái phép. Nhà nước phá dỡ nhà ở mà không có mặt của người chủ nhà thì có sai không?

 

Tóm tắt câu hỏi:

Tên tôi là Đặng thị Toan xóm Hùng tiến –xã Nhân Thịnh – huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam là chủ sở hữu mảnh đất đa canh 360m2 nhưng vì lí do sức khỏe yếu đã chuyển nhượng cho em trai tôi là Đặng Văn Chiu xóm nội 1 xã Nhân Thịnh sử dụng cách đây 10 năm .Ông Chiu đã xây dựng một gian nhà tạm cho người khác ở nhờ từ năm 2007.Hiện nay, toàn xã Nhân Thịnh có tới hơn 500 nóc nhà kiên cố xây dựng trên đất 115 nhưng xã Nhân Thịnh vẫn không cưỡng chế hay có hành động thu hồi. Năm 2012 ông Chiu có làm một móng nhà kiên cố rộng 70m2 . Tháng 10 năm 2015 ông Chiu hoàn thiện ngôi nhà ngày 27.10.2015 .UBND xã có đến đề nghị tạm dừng nhưng ông Chiu có nói xung quanh mọi người xây cả rồi sao không cấm mà lại cấm gia đình tôi xã không nói gì. Ngày 28.10.2015 khi gia đình ông Chiu khóa cổng đi vắng chủ tịch UBND xã đến cưỡng chế san bằng không thông qua chủ nhà,không có đại diện của chủ khu đất . Khi ông Chiu đi làm về thấy sự việc đó rất bức xúc ,bà con kéo đến rất đông hỏi tại sao nhưng chủ tịch xã Nhân Thịnh là ông Trần Hữu Tân cho công an xã canh mọi ngả đường, kể cả người đang ở ngôi nhà tạm đang ốm cũng không được vào để lấy thuốc. Máy xúc làm việc từ 14h đến 22h đêm san bằng ngôi nhà trước sự sửng sốt và bức xúc của tất cả bà con xã Nhân Thịnh. Sáng 29/10/2015, ông Đặng Văn Chiu có ra xã hỏi về việc cưỡng chế, yêu cầu xã cho xem quyết định cưỡng chế nhà thì đại diện Ủy ban nhân dân xã Nhân Thịnh là ông Lương Văn Sính – Phó chủ tịch xã Nhân Thịnh nói hiện tại chưa có quyết định cưỡng chế.Theo tôi được biết thì khi cưỡng chế nhà phải có đại diện chủ nhà vi phạm, phải được công bố và giao cho chủ nhà vi phạm trước 5 ngày mới được cưỡng chế. Khu đất đó đã có rất nhiều ngôi nhà 2 tầng đã làm xong nhưng không vấn đề gì. Bà con xã Nhân Thịnh đang bức xúc với cách làm việc và hỏi sự công bằng ở đâu?

Luật sư tư vấn:

Trước tiên, nói về việc xây dựng nhà trên đất nông nghiệp là hoàn toàn sai với mục đích sử dụng đất. Theo quy định tại Điều 12, Nghị định số 180/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị, khi quy định về vấn đề xử lý công trình xây dựng không có Giấy phép xây dựng đã quy định:

"1. Những công trình xây dựng theo quy định phải có Giấy phép xây dựng, khi xây dựng không có Giấy phép xây dựng, trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này phải bị xử lý như sau:

 

a) Lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư tự phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị;

 

b) Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị; đồng thời, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác liên quan đến xây dựng công trình; cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu, công nhân vào thi công xây dựng;

 

c) Cưỡng chế phá dỡ nếu chủ đầu tư không thực hiện quyết định đình chỉ thi công xây dựng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí lập phương án phá dỡ (nếu có) và chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.

 

2. Đối với những công trình xây dựng không có Giấy phép xây dựng nhưng đủ điều kiện để cấp Giấy phép xây dựng theo quy định thì xử lý như sau:

 

a) Những công trình xây dựng phải bị lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư làm thủ tục xin cấp Giấy phép xây dựng gồm: công trình xây dựng phù hợp vị trí quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng trên đất ở có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, phù hợp quy hoạch xây dựng; xây dựng mới trên nền nhà cũ hoặc cải tạo nhà đang ở phù hợp quy hoạch xây dựng; công trình xây dựng trên đất có đủ điều kiện về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;

 

b) Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng, công trình phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc xin cấp Giấy phép xây dựng, đồng thời áp dụng các biện pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

 

Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày có quyết định đình chỉ thi công xây dựng, chủ đầu tư không xuất trình Giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị cưỡng chế phá dỡ;

 

c) Sau khi được cấp Giấy phép xây dựng, nếu công trình đã xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ phần sai nội dung Giấy phép xây dựng. Sau khi tự phá dỡ công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng, chủ đầu tư mới được tiếp tục thi công xây dựng.

 

Trường hợp chủ đầu tư không tự phá dỡ phần sai nội dung Giấy phép xây dựng được cấp thì phải bị cưỡng chế phá dỡ theo quy định tại Điều 24 Nghị định này và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ;

d) Trường hợp chủ đầu tư bị từ chối cấp Giấy phép xây dựng hoặc không có Giấy phép xây dựng sau thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ công trình vi phạm, nếu chủ đầu tư không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ".

Như vậy, bên thực hiện quyết định cưỡng chế phải căn cứ vào đúng điều kiện của pháp luật đưa ra, có cần thiết đưa ra quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng hay không. Nếu cần thiết thì bên chủ tịch ủy ban cần phải tiến hành kí vào quyết định cưỡng chế. Và người đã ra quyết định cưỡng chế hành chính có nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế đó.

Khi nhận được quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, cá nhân, tổ chức được giao nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế phải phối hợp với các cơ quan có liên quan huy động lực lượng, phương tiện để thực hiện biện pháp đã ghi trong quyết định.

Trước khi tiến hành cưỡng chế, nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tự nguyện thi hành thì cơ quan chủ trì cưỡng chế lập biên bản công nhận sự tự nguyện thi hành.

Khi thực hiện cưỡng chế để thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải có đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.

Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế cố tình vắng mặt thì vẫn tiến hành cưỡng chế nhưng phải có đại diện của chính quyền địa phương và người chứng kiến.

Trong trường hợp cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế về việc tháo dỡ, di chuyển công trình xây dựng trái phép hoặc bàn giao đất mà trong công trình và trên đất đó có tài sản không thuộc diện phải cưỡng chế thì người tổ chức cưỡng chế có quyền buộc cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế và những người khác có mặt trong công trình ra khỏi công trình hoặc khu vực đất, đồng thời yêu cầu họ tự chuyển tài sản ra theo. Nếu họ không tự nguyện thực hiện thì người tổ chức cưỡng chế yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa họ cùng tài sản ra khỏi công trình hoặc khu vực đất đó.

Qua những phân tích trên áp dụng đối với trường hợp của nhà ông Chiu, ta cần xác nhận ông Chiu này đã nhận được thông báo rồi khi bên cơ quan Nhà nước tiến hành cưỡng chế thì ông ấy có cố tình vắng mặt hay không. Nếu cố tình vắng mặt thì bên cơ quan cưỡng chế vẫn hoàn toàn có đủ thẩm quyền để tiến hành cưỡng chế phá dỡ.

Bản thân ông Chiu nếu nhận thấy việc cưỡng chế phá dỡ cũng như quyết định phá dỡ là trái pháp luật thì hoàn toàn có quyền khiếu nại quyết định này theo đúng pháp luật khiếu nại để bảo đảm quyền lợi.

 

Trang chủTư vấn phá dỡThủ tục phá dỡ công trình xây dựng trái phép